Kinh tế là một trong những thước đo cho sự hùng mạnh của một quốc gia, dân tộc. Mỗi nền kinh tế lại có những phương thức hoạt động khác nhau tạo nên sự đa dạng trong các hoạt động kinh tế. Chính vì thế có nhiều người vẫn còn khá mơ hồ về các khái niệm liên quan đến thuật ngữ “kinh tế”. Hãy cùng Tintuc.Blog tìm hiểu kinh tế là gì? Hoạt động kinh tế là gì? Nền kinh tế là gì? và các mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay nhé!

Kinh tế là gì? Hoạt động kinh tế là gì? Mô hình kinh tế ở Việt Nam

Kinh tế là gì?

Kinh tế còn là tổng thể những mối quan hệ có sự tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người với con người, giữa con người và xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội với một nguồn lực có giới hạn. 

Mục đích chính của kinh tế được thể hiện thông qua việc sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra các lợi ích nhất định về doanh thu, lợi nhuận và đáp ứng cho nhu cầu của những người sống và hoạt động trong nền kinh tế.

Hoạt động kinh tế là gì? 

Hoạt động kinh tế là các hoạt động tạo ra giá trị thông qua sản xuất, buôn bán, trao đổi dịch vụ và sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của cá nhân và xã hội. Mỗi hoạt động kinh tế được phát triển theo ba giai đoạn: tạo ra dịch vụ hoặc sản phẩm, phân phối giống nhau và cuối cùng là tiêu dùng. 

Hoạt động kinh tế được chia thành 3 nhóm chính: hoạt động kinh tế sơ cấp , hoạt động kinh tế thứ cấp và hoạt động kinh tế cấp ba.

Nền kinh tế là gì?

Nền kinh tế (economy) là khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một nước. Được hiểu là một hệ thống các hoạt động sản xuất và tiêu dùng liên quan đến nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của những người tham gia vào nền kinh tế. 

Đại lượng GDP dùng để đánh giá quy mô của nền kinh tế

Ảnh Đại lượng GDP dùng để đánh giá quy mô của nền kinh tế

Để đánh giá quy mô của một nền kinh tế, người ta thường dùng đại lượng có tên là tổng sản phẩm quốc nội, viết tắt là GDP; GDP cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cuối cùng được sản xuất ra trong một nước ở thời kỳ nhất định.

Các mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Mô hình kinh tế là gì?

Mô hình kinh tế là mô hình liên kết hai hay nhiều biến số kinh tế. Nó mô tả đơn giản về một tình huống hoặc hiện tượng kinh tế trong thế giới thực. 

Các mô hình kinh tế được xây dựng dựa trên các giả định về hành vi của con người, doanh nghiệp và thị trường, đồng thời kết hợp sử dụng các kỹ thuật toán học và thống kê để đưa ra dự đoán và kiểm tra giả thuyết về các hiện tượng kinh tế đồng thời phản ánh các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực kinh tế với 3 mục đích:

  • Mô tả mối quan hệ tồn tại giữa các biến số kinh tế
  • Xác định kết cục kinh tế rút ra từ các mối liên hệ của các biến số kinh tế
  • Dự báo ảnh hưởng của những thay đổi trong các biến số kinh tế đối với kết cục kinh tế.

Các mô hình kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam đã chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung cao độ sang nền kinh tế hỗn hợp với ba mô hình kinh tế đặc trưng như sau:

Mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung

Trong mô hình này, các yếu tố tư liệu sản xuất và hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào sự kiểm soát của Chính phủ và các cơ quan quản lý.

Hiện nay, mô hình này chỉ áp dụng cho một số lĩnh vực cụ thể. Thông thường, chính phủ sẽ nắm giữ các ngành công nghiệp được coi là thiết yếu. Sự cạnh tranh giữa các công ty không được khuyến khích thậm chí là bị cấm, giá cả hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ.

Ưu điểm của mô hình này là tập trung vốn và nguồn lực nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế chiến lược, qua đó không chỉ đáp ứng cân bằng phát triển nhu cầu xã hội mà còn đảm bảo sự công bằng, tăng trưởng đồng đều các ngành kinh tế trong nước. Tuy nhiên nền kinh tế này khó làm cho nhịp độ phát triển kinh tế tăng, quy mô nền kinh tế lớn mạnh, hạn chế các doanh nghiệp tư nhân với các hoạt động đầu tư đa dạng và khó phát huy các tiềm lực khác trong xã hội

Mô hình kinh tế thị trường 

Mô hình kinh tế thị trường hoạt động hoàn toàn dựa trên quy luật cung cầu của thị trường. Mô hình này cho phép tất cả các hàng hóa không bị pháp luật cấm kinh doanh đều được tự do lưu thông trong thị trường.

Mô hình kinh tế thị trường có xu hướng tự cân bằng và điều tiết một cách tự nhiên và không cần quá nhiều sự tác động để điều chỉnh. Nếu nhu cầu của người tiêu dùng đối với một sản phẩm tăng lên thì giá cả của sản phẩm đó sẽ tăng lên, xu hướng sản xuất sản phẩm đó cũng bắt đầu tăng lên đến khi vượt quá nhu cầu và nhu cầu của người tiêu dùng cũng dần giảm thì sau đó giá của sản phẩm đó cũng sẽ giảm. 

Mô hình kinh tế thị trường dựa vào quy luật cung cầu của thị trường

Ảnh Mô hình kinh tế thị trường dựa vào quy luật cung cầu của thị trường

Tuy nhiên, mô hình kinh tế thị trường tại Việt Nam vẫn nằm dưới sự dẫn dắt và tôn trọng nguyên tắc chủ nghĩa xã hội bởi Việt Nam hiện nay đang phát triển kinh tế theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 

Mô hình kinh tế xanh

Trước tình trạng biến đổi khí hậu và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Kinh tế xanh ra đời với sứ mệnh tạo nên một nền kinh tế bền vững hơn trong đó việc tăng trưởng kinh tế và trách nhiệm xã hội phải luôn song hành với nhau.

Mô hình kinh tế xanh tập trung chủ yếu vào các đổi mới công nghệ để tăng hiệu quả năng lượng và tìm kiếm các nguồn năng lượng mới thay cho các nguồn năng lượng truyền thống đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới theo hướng công nghệ sinh thái lành mạnh.

Mục đích của kinh tế xanh là vừa tạo ra một nền kinh tế phát triển bền vững, cải thiện chất lượng đời sống của con người vừa bảo vệ môi trường, cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục sự đa dạng sinh học.

Các lĩnh vực được khuyến khích áp dụng kinh tế xanh có thể kể đến như: Nông nghiệp, ngư nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,... Việt Nam cũng đang sử dụng mô hình này ở một số ngành nghề như thuỷ điện, xây dựng, nông nghiệp, vận tải…

Bài viết trên đây đã tổng hợp một số thuật ngữ cơ bản khi nói đến lĩnh vực kinh tế cũng như các mô hình kinh tế tại Việt Nam hiện nay. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các kiến thức, tin tức nóng hổi xoay quanh mọi lĩnh vực thì đừng ngần ngại truy cập website TinTuc.Blog - Nơi cập nhật các thông tin mới nhất mỗi ngày.